4 kết cấu cú pháp tiếng trung

 Học ngữ pháp tiếng trung  bài viết:  4 kết cấu cú pháp tiếng trung  bạn nên chú ý

1.Kết cấu chủ vị
Giữa các bộ phận cấu thành có quan hệ nói rõ và được nói rõ, kết cấu kiểu này là kết cấu chủ vị.

Ví dụ:
大地震动/颜色鲜艳/全体参加

Muốn biết có phải là quan hệ chủ vị hay không có thể dùng 什么(谁)怎么样(了)(cái gì(ai) như thế nào?) để kiểm tra. Ví dụ:
大地震动:打的怎么了?——大地震动了
什么震动了?——大地震动了。
全体参加:全体怎么样?——全体参加
谁参加?——全体参加

2. Kết cấu chính phụ
Giữa các bộ phận cấu thành có quan hệ bổ nghĩa và được bổ nghĩa, dạng kết cấu này được gọi là kết cấu chính phụ.Dựa vào tính chất của các thành phần được bổ nghĩa có thể chia cụ thể thành 2 loại:

a.Kết cấu định trung: thành phần được bổ nghĩa là danh từ tính. Thành phần bổ nghĩa là định ngữ, thành phần được bổ nghĩa là trung tâm ngữ. Ví dụ:
生活态度/商品的质量/美丽的景色/老师的朋友

Muốn biết có phải là quan hệ định trung hay không, ta có thể dùng câu hỏi “什么(谁的)或什么样的事物或人”(Sự vật của người(của ai)hoặc như thế nào?) để kiểm tra.

Ví dụ:
生活态度:什么态度?——生活态度
美丽的景色:什么样的景色?——美丽的景色
老师的朋友:谁的朋友?——老师的朋友

Trong văn viết có phương pháp đơn giản là khi thấy phía trước 1 từ có “的”, thông thường quan hệ kết hợp các bộ phận trước và sau “的” là quan hệ định trung, đương nhiên đây chỉ là những trường hợp thông thường, sẽ có lúc không chính xác, ví dụ có người sẽ viết “地” thành “的”:
我要积极的做好准备。

Vì vậy, quan trọng nhất là vẫn xem quan hệ kết cấu, từ mà “积极” bổ nghĩa không phải là danh từ mà là động từ “做” vì vậy tuy dùng “的” nhưng trường hợp này không thuộc kết cấu định trung.

b.Kết cấu trạng trung: thành phần được bổ nghĩa mang tính chất như 1 động từ hoặc tính từ. Thành phần bổ nghĩa là trạng ngữ , thành phần được bổ nghĩa là trung tâm ngữ.

Ví dụ:
积极工作/经常加班/从北京出发/非常健康/特别地努力/对人热情

Một nhân tố quan trọng trong việc xác định có phải là quan hệ trạng trung hay không là xác định xem bộ phận sau trong tổ hợp có phải là động từ hoặc tính từ hay không, nếu đúng, thì có thể loại bỏ quan hệ định trung. Sau đó xem tiếp bộ phận đứng trước của tổ hợp này, nếu là danh từ hoặc đại từ , rất có thể tổ hợp này là quan hệ chủ vị, nhưng cũng chỉ là khả năng, xem tổ hợp sau:
原则同意/电话联系/义务帮助

Tuy các từ “原则”、“电话”、“义务” đúng là danh từ , các từ “同意”、“联系”、“帮助” phía sau cũng là động từ nhưng khi dùng hình thức kiểm định quan hệ chủ vị để kiểm tra thì sẽ biết được đây không phải là quan hệ chủ vị mà la quan hệ trạng trung. Nếu bộ phận ở phía trước là tính từ, thông thường có thể khẳng định là quan hệ trạng trung, ví dụ “积极工作”、“努力学习”、“认真研究”. Nếu là động từ, có 4 khả năng xảy ra:

-Một là quan hệ liên động:
全网调查/回来休息/出去学习
Ở trường hợp này nếu dùng phương thức kiểm nghiệm kết cấu liên động thì có thể nhận ra.

-Hai là quan hệ động tân:
主张退出/反对参加/建议离开
Ở trường hợp này nếu dùng hình thức kiểm nghiệm kết cấu kiểu động tân thì có thể nhận thấy được.

-Ba là quan hệ ngang hàng.Ví dụ:
研究讨论(了这个问题)/讨论通过(了这个方案)
Vì giữa 2 động từ này có thể dùng “并” để liên kết, vì vậy cũng không khó để xác định:

-Nếu cả 3 loại kết cấu nói trên đều bị loại bỏ, khả năng còn lại là “tổ hợp động động”của quan hệ trạng trung.

Ví dụ:
监督执行/协商解决/合作完成
Kiểu kết cấu dạng này cũng có hình thức kiểm nghiệm của nó. Từ những nhận định trên chúng ta có thể nhận biết được, 2 động từ kết hợp với nhau, quan hệ rất phức tạp, nhưng hoàn toàn không phải không thể làm rõ được.
Tương tự như quan hệ định trung, ở hình thức văn viết nếu nhìn thấy trợ từ “地”, có thể nhanh chóng nhận định rằng tổ hợp này có quan hệ trạng trung. Ngoài ra, trước động từ hoặc tính từ nếu là phó từ hoặc từ tổ giới từ, thì quan hệ tổ hợp này nhất định là quan hệ trạng trung. Đây là cách xác định đơn giản và dễ thực hiện nhất.

3.Kết cấu động tân

Giữa các bộ phận cấu thành có quan hệ chi phối và bị chi phối, kiểu kết cấu này là kết cấu động tân.

Ví dụ:
写信/学习汉语/织毛衣/喜欢跳舞

Hình thức để kiểm tra kiểu kết cấu này là : Động từ 的是 danh từ.

Ví dụ:
写信——写的是信
学习汉语——学的是汉语
喜欢跳舞——喜欢的是跳舞

Tổ hợp có thể đổi thành hình này này về cơ bản chính là tổ hợp có quan hệ động tân. So sánh tổ hợp sau:
反对弃权——反对的是弃权
抢先占领——*抢先的是占领

Sự khác biệt rất rõ ràng, câu trước “弃权” là đối tượng của“反对”, câu sau“抢先” là nói rõ về mặt phương thức “占领” như thế nào, nên câu trước là quan hệ động tân , câu sau là quan hệ trạng trung. Thường sau động từ nếu là danh từ hoặc đại từ , có thể trực tiếp nhận định là quan hệ động tân, chỉ khi sau động từ không phải là danh từ hoặc đại từ thì mới phải dùng hình thức kiểm nghiệm để kiểm tra.

4.Quan hệ động bổ
Giữa các bộ phận cấu thành có quan hệ bổ sung nói rõ và được bổ sung nói rõ, kết cấu này là kết cấu động bổ.Thông thường bộ phận sau bổ sung nói rõ cho bộ phận trước.

Ví dụ:
看完/沈不干净/穿的很好/来一趟/干净得很

Phương thức nhận định loại hình kết cấu này là ở hình thức văn viết khi nhìn thấy trợ từ “得”, quan hệ giữa 2 bộ phận trước và sau nó nhất định là quan hệ động bổ; tổ hợp sau động từ là “不”,sau động từ là tính từ, sau động từ là từ tổ động từ(như“一次”), và từ tổ thời lượng (như“一会儿”), cũng nhất định là quan hệ động bổ; sau động từ nếu là động từ đơn âm tiết, thường là quan hệ động bổ. Ví dụ:
弄丢/震塌/打死/吵醒/吓傻

Động từ song âm tiết làm bổ ngữ rất ít, hơn nữa khi làm bổ ngữ động từ đứng trước là động từ đơn âm tiết.

Ví dụ:
摔残疾/跑岔气/看花眼/睡糊涂

Do đó nếu 1 động từ đơn âm tiết theo sau nó là động từ song âm tiết, cơ bản có thể nhận định đây là tổ hợp có quan hệ động bổ. Ở đây chỉ xét từ góc độ hình thức, điều quan trọng vẫn phải xem quan hệ ngữ pháp giữa 2 thành phần cấu tạo, các ví dụ nêu trên rõ ràng là thành phần sau bổ sung nói rõ kết quả của động tác. Phía sau tính từ là các từ ngữ chỉ trình độ như “得很”、“极了” nhất định là quan hệ động bổ.

Tác giả: Trung tâm tiếng trung 

Tiengtrung.vn

CS1 :Số 10 – Ngõ 156 Hồng Mai – Bạch Mai – Hà Nội

CS2:Số 25 Ngõ 68 Cầu giấy ( Tầng 4 )

ĐT : 09.8595.8595 – 09. 4400. 4400 – 09.6585.6585

KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG ONLINE :

hoc tieng trung giao tiep online

KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG TẠI HÀ NỘI :

hoc tieng trung giao tiep cho nguoi moi bat dau

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *