Bạn biết gì về chữ Nho?

Từ hàng ngàn năm về trước chữ Nho được dùng phổ biến và cho đến ngày nay chỉ ít người hoặc những người nghiên cứu mới biết về loại chữ này. Bạn biết gì về chữ Nho? vậy trung tâm tiếng Trung .com xin giới thiệu với bạn về nguồn gốc lịch sử của chữ Nho.

1. Ðịnh nghĩa về chữ Nho

Từ những ghi chép để lại cho thấy chữ Nho, hoặc chữ Hán, hoặc Hán tự là thứ chữ do người Trung Hoa sáng chế ra. Ðược gọi là chữ Nho, vì đó là một công cụ để truyền bá Khổng Giáo tức Ðạo Nho. Ðối với chúng ta, chữ Nho là chữ Hán đọc theo âm Việt. Và chữ Hán chính là chữ của Hán tộc, tức giống dân Trung Hoa.

2. Nguồn gốc của chữ Nho

Theo các nhà nghiên cứu thì những chữ cổ nhất còn truyền lại thấy khắc ở các đồ đồng thời nhà Hạ, nghĩa là cách đây 4000 năm. Tuy nhiên, trước đó mấy thế kỷ, đã có chữ bát quái của Phục Hy, chữ kết thằng (kết: thắt; thằng: dây; kết thằng: thắt nút lại để ghi việc lớn nhỏ) của Thần Nông và chữ do sử quan Thương Hiệt đời Hoàng Ðế (2697 tr, TL) sáng chế theo hình dấu chân chim thú.

Cho đến đời Tần Thuỷ Hoàng (213 tr.TL) vì nhận thấy cuối đời Chu, sự học ngày càng suy vi, các nhà chép sử càng ngày càng cẩu thả, chữ nào quên, họ tự tiện bày đặt ra chữ mới (kỳ tự: chữ lạ), nên thừa tướng Lý Tư đã làm ra bộ Tam Thương, có 3.300 chữ, qui định các lối viết nhằm thống nhất văn tự. Sau khi thừa tướng Lý Tư cho ra bộ Tam Thương, chữ viết được phổ cập trong dân chúng, được sáng chế thêm – dĩ nhiên là một cách không được thận trọng cho lắm – hầu thoả mãn nhu cầu của quảng đại quần chúng. Số chữ do đó tăng lên một cách nhanh chóng. –Thời Lý Tư: 3300 chữ. –200 năm sau: 7380 chữ. –200 năm sau nữa : 10000 chữ –Năm 1716, Khang Hi tự điển ra đời với trên 40000 chữ (gồm 4000 chữ thường dùng, 2000 tên họ và trên 30000 chữ không dùng vào đâu).

Cho đến khi nhận thấy thừa quá nhiều chữ không cần thiết và để thống nhất lối viết, Hứa Thận soạn bộ tự điển Thuyết Văn Giải Tự gồm 10.516 chữ, vào đời Hậu Hán (120 sau TL).

Trải qua hàng ngàn năm và cho đên khi tiếp xúc với Tây Phương, trước những đòi hỏi của thời thế, nhiều chữ mới, nhất là về danh từ khoa học, được sáng chế. Ðồng thời cũng có một số chữ không ít đi dần vào trong quên lãng, vì văn bạch thoại đã được thông dụng, thay thế cho cổ văn hoặc văn ngôn, chỉ thấy trong sách xưa mà thôi, (để ý, ngoài hai thể văn ngôn và bạch thoại, người Trung Hoa còn dùng để viết báo, thể “ngữ thể văn”, thể này tham bác cả hai thể văn nói trên).

3. Về mặt hình thể của chữ Nho

Chữ nho vốn là một thứ chữ tượng hình, nghĩa là dựa theo hình của sự vật mà đặt ra. Hai chữ “văn tự” cũng thường được định nghĩa: – Bắt chước hình tượng các loài mà đặt ra chữ gọi là văn. – Góp cả hình với tiếng gọi là tự. B._ Vì hình thể của sự vật không nhất định nên hình của chữ cũng thay đổi dần dần, từ hình tròn đến hình dẹp, hình vuông, hình dài, hình tam giác và gần đây, trở nên cố định với hình vuông. Ngoài ra, theo cuộc tiến hoá chung, lối viết cũng thay đổi. Ta có: – Lối chữ khoa đẩu, loăn quăn như hình con nòng nọc của Thương Hiệt. – Lối chữ triện, nét tròn, gồm đại triện và tiểu triện, viết bằng sơn trên gỗ tre. – Lối chữ lệ, nét vuông, cũng viết bằng sơn, trên vải lụa. – Lối chữ chân, khải, viết ngay ngắn bằng bút lông với mực đen giấy trắng. – Lối chữ bát phân, gồm tám phần lệ, hai phần chân. – Lối hành, tức bán thảo, bán chân. – Lối thảo, viết nhanh như gió lướt trên cỏ. – Lối giản thể, tức lối viết cho giản tiện, rút bớt đi số nét của chữ .

4.Cấu tạo chữ Nho

Dù hình thể có thay đổi ra sao, các chữ Nho đều được cấu tạo theo 6 phép gọi là “lục thư” (Lục: 6, thư: tả đúng trạng thái của sự vật, chép vào tre, lụa). A._ Tượng hình: Thấy Fort Collins web design services vật gì vẽ vật ấy. Tỉ dụ: θ 日Nhựt: mặt trời. B._ Chỉ sự (hay tượng sự, xử sự): Trông mà biết được, xét mà rõ ý. Tỉ dụ: 上, thượng: ở trên. 下, hạ: ở dưới – lấy nét ngang (一) làm mốc, phần đứng ở trên là 上, phần đứng ở dưới là 下. C._ Hội ý (hay tượng ý): Mỗi chữ có nhiều phần, mỗi phần có một nghĩa, hợp các nghĩa từng phần sẽ có nghĩa của toàn chữ. Tỉ dụ: 古 cổ: xưa – điều gì mà 10 (十 thập) miệng (口 khẩu) đã nói đến là cũ, xưa rồi. D._ Hình thanh (hay tượng thanh, hài thanh): Dùng một một chữ cũ mà âm thanh tương tự với âm thanh của chữ định đặt ra để định âm thanh, rồi ghép vào một bộ để chỉ ý nghĩa của chữ mới. Tỉ dụ: 江 giang: sông, gồm bộ 氵thuỷ để chỉ vật gì có liên quan đến nước (ý) và chữ 工 công, chữ này tạo cho ta âm “giang”. Lối tạo chữ này rất được thông dụng. E._ Chuyển chú: Dùng một chữ có sẵn, thay đổi hình dạng đi đôi chút, để đặt ra một chữ khác có nghĩa tương tự. Tỉ dụ: từ chữ 老 lão: già ta có 考 khảo: sống lâu. F._ Giả tá: Mượn sai. 1._ Hoặc lầm với chữ khác. Tỉ dụ: 說 thuyết dùng lầm cho chữ 悅 duyệt trong Luận ngữ. 2._ Hoặc dùng chữ sẵn mà đọc khác thanh âm, để dùng vào nghĩa khác. Tỉ dụ: 長 trường: dài, 長 trưởng: lớn. 3._ Hoặc giữ nguyên thanh âm của một chữ nào đó, rồi gán cho nó một nghĩa mới. Tỉ dụ: 萬 vốn có nghĩa là con bò cạp (萬 tượng hình con vật ấy) nhưng lại dùng theo nghĩa 10000.

Tiengtrung.vn

CS1 :Số 10 – Ngõ 156 Hồng Mai – Bạch Mai – Hà Nội

CS2:Số 25 Ngõ 68 Cầu giấy ( Tầng 4 )

ĐT : 09.8595.8595 – 09. 4400. 4400 – 09.6585.6585

KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG ONLINE :

hoc tieng trung giao tiep online

KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG TẠI HÀ NỘI :

hoc tieng trung giao tiep cho nguoi moi bat dau

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *