10 quy tắc viết chữ Hán cần phải thuộc lòng

Cùng học với chúng tôi về một số quy tắc viết chữ Hán cần biết nhé!

Chữ Hán (漢字 <汉字> [Hán tự]), hay còn gọi là chữ Nho, là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc. Chữ Trung Quốc có nguồn gốc bản địa, sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước.

Nguồn gốc chữ Hán

Truyền thuyết cho rằng Hoàng Đế là người sáng tạo ra văn tự Trung Hoa từ 4-5 ngàn năm trước nhưng ngày nay không còn ai tin rằng Hoàng Đế là nhân vật có thực nữa. Cả thuyết Thương Hiệt cho chữ mà các học giả thời Chiến Quốc đưa ra cũng không thuyết phục vì không ai biết Thương Hiệt ở đời nào. Gần đây người ta đào được ở An Dương (Hà Nam) nhiều mu rùa, xương loài vật, và đồ đồng trên đó có khắc chữ, và các nhà khảo cổ phỏng đoán rằng chữ viết ở Trung Hoa ra đời muộn nhất là vào thời kỳ nhà Thương, khoảng 1800 năm trước Công nguyên.

Học viết tiếng trung, Chữ Trung Hoa, trái lại, ngừng ở giai đoạn hai, không dùng hình để chỉ vần, ghi âm, mà dùng thêm nhiều cách khác để tạo chữ mới như hội ý, giả tá, chuyển chú… Tóm lại, chữ viết vẫn giữ tính chất tượng hình mà không thành tượng thanh, mặc dầu có sử dụng phép hài thanh: dùng thanh âm của một chữ để ghi thanh âm của một chữ khác. Ví dụ dùng chữ thành (成), là nên, để ghi âm chữ thành (城) là thành lũy và chữ thành (誠) là thành thực; như vậy hai chữ thành 城 và 誠, mỗi chữ gồm hai phần – một phần ghi âm (thành 成), một phần ghi ý. Như chữ thành (城) bao gồm thổ (土) là đất (vì thành làm bằng đất) và ngôn (言) là lời (lời nói thành thật).

mot-so-quy-tac-viet-chu-han-can-biet

Dưới đây là 10 nguyên tắc vàng viết chữ Hán mà trung tâm tiếng trung muốn giới thiệu đến các bạn:

a) Viết từ trên xuống dưới, và từ trái qua phải 

Theo quy tắc chung, các nét được viết từ trên xuống dưới và từ trái qua phải.

Chẳng hạn, chữ nhất được viết là một đường nằm ngang: 一. Chữ này có 1 nét được viết từ trái qua phải.

yi

Chữ nhị có 2 nét: 二. Trong trường hợp này, cả 2 nét được viết từ trái qua phải nhưng nét nằm trên được viết trước.

er

Chữ tam có 3 nét: 三. Mỗi nét được viết từ trái qua phải, bắt đầu từ nét trên cùng.

san

Quy tắc này cũng áp dụng cho trật tự các thành phần. Chẳng hạn, chữ 校 (Xiào) có thể được chia thành 2 phần. Phần bên trái (木) được viết trước phần bên phải (交).

xiao

Có vài trường hợp ngoại lệ đối với quy tắc này, chủ yếu xảy ra khi phần bền phải của một chữ có nét đóng nằm dưới (xem bên dưới).

Khi có phần nằm trên và phần nằm dưới thì phần nằm trên được viết trước rồi mới đến phần nằm dưới, như trong chữ 品 Pǐn và chữ 星 xīng .

pin
xing

b) Các nét ngang viết trước, các nét dọc viết sau

Khi có nét ngang và nét sổ dọc giao nhau thì các nét ngang thường được viết trước rồi đến các nét sổ dọc. Như chữ thập (十) có 2 nét. Nét ngang一 được viết trước tiên, theo sau là nét sổ dọc 十.

shi

c) Nét sổ thẳng viết sau cùng, nét xuyên ngang viết sau cùng

Các nét sổ dọc xuyên qua nhiều nét khác thường được viết sau cùng, như trong chữ 聿 và chữ 弗.

yu
fu

Các nét ngang xuyên qua nhiều nét khác cũng thường được viết sau cùng, như trong chữ 毋 và chữ 舟.

wu
zhou

d) Viết các nét xiên trái (nét phẩy) trước, rồi đến các nét xiên phải (nét mác)

Các nét xiên trái (丿) được viết trước các nét xiên phải (乀) trong trường hợp chúng giao nhau, như trong chữ 文.

wen

Chú ý quy tắc trên áp dụng cho các nét xiên đối xứng; còn đối với các nét xiên không đối xứng, như trong chữ 戈, thì nét xiên phải có thể được viết trước nét xiên trái, dựa theo quy tắc khác.

ge

e) Viết phần ở giữa trước các phần bên ngoài ở các chữ đối xứng về chiều dọc

Ở các chữ đối xứng theo chiều dọc, các phần ở giữa được viết trước các phần bên trái hoặc bên phải. Các phần bên trái được viết trước các phần bên phải, như trong chữ 兜 và chữ 承.

dou
cheng

f) Viết phần bao quanh bên ngoài trước phần nội dung bên trong

Các phần bao quanh bên ngoài được viết trước các phần nằm bên trong; các nét dưới cùng trong phần bao quanh được viết sau cùng nếu có, như trong chữ 日 và chữ 口. Các phần bao quanh cũng có thể không có nét đáy, như trong chữ 同 và chữ 月.

ri
tong

g) Viết nét sổ dọc bên trái trước các nét bao quanh

Các nét sổ dọc bên trái được viết trước các nét bao quanh bên ngoài. Trong hai ví dụ sau đây, nét dọc nằm bên trái (|) được viết trước tiên, theo sau là đường nằm phía trên cùng rồi đến đường nằm bên phải (┐) (hai đường này được viết thành 1 nét): chữ 日 và chữ 口.

kou

h) Viết nét bao quanh ở đáy sau cùng

Các thành phần bao quanh nằm dưới đáy của chữ thường được viết sau cùng, như trong các chữ: 道, 建, 凶.

dao
jian
xiong

j) Viết các nét chấm, nhỏ sau cùng

Các nét nhỏ thường được viết sau cùng, như nét chấm nhỏ trong các chữ sau đây: 玉, 求, 朮.

qiu
shu
yu

Cách viết chữ Hán đẹp

Khi viết mỗi nét chữ đều có ba bước
– Đặt bút : Đặt bút nhẹ hoặc nhấn mạnh
– Đưa bút : Đưa bút hơi nhẹ, nét viết hoặc thẳng hoặc cong hoặc gập
– Nhấc bút. :Nhấc bút hoặc nhấn mạnh hoặc nhấc nhẹ dần tạo thành nét (có đầu) nhọn.

Để viết ra một chữ Hán đẹp và chuẩn, nét chữ viết ra vừa phải cứng vừa phải mềm. Nét ngang, nét sổ phải bằng phải thẳng; nét cong phải cong đều như cánh cung, nét cong gập phải cong tròn tự nhiên.
Khi viết chữ Hán bạn cần phải thả lỏng tay của mình , không nên cầm quá chặt bút bởi như vậy sẽ làm cho các đường nét , con chữ của bạn thô cứng , lệch và xấu…. Thả lỏng tay viết mềm mại , nhẹ nhàng như khi bạn viết tiếng Mẹ đẻ của mình vậy.

>>>>>>> Hướng dẫn viết 214 bộ thủ tiếng Trung

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *