Phát âm tiếng Trung tốt.

Đối với bất kì 1 môn học nào, thì việc phát âm luôn là vấn đề cần phải nghiên cứu, tìm tòi và luyện tập rất nhiều.Không đơn giản như những ngôn ngữ cấu tạo bằng chữ Latinh, để phát âm tiếng Trung tốt bạn cần nhiều hơn sự rèn luyện, chăm chỉ và những yêu cầu chung của người học ngoại ngữ.

1.Những lỗi sai thường gặp khi phát âm tiếng Trung.

Âm bật hơi.

– Lỗi sai: Khi phát âm, không bật hơi hoặc bật hơi chưa đủ cường độ đối với một số thanh mẫu bật hơi.

– Giải pháp: Người học phải luôn nhớ tiếng Trung có 6 thanh mẫu bật hơi là p, q, t, k, ch, c. Thanh mẫu là chữ cái đứng đầu các âm tiết, vì vậy bất cứ âm tiết nào khi có các thanh mẫu p, q, t, k, ch, c đứng đầu thì lúc phát âm đều phải bật hơi. Để biết cường độ phát âm mạnh hay nhẹ các bạn sử dụng một tờ giấy để thử nghiệm.

Cách phát âm của y.w

– Lỗi sai: Khi chữ cái y và w đứng đầu các âm tiết, người học thường nghĩ chúng là thanh mẫu và không biết nên phát âm như thế nào.

– Giải pháp: Thực ra y và w không phải là thanh mẫu, chúng là hình thức biến thể trong quy tắc viết phiên âm của vận mẫu i, u khi độc lập làm âm tiết, cho nên khi phát âm phải căn cứ vào âm gốc của nó để phát âm. Ví dụ: âm gốc của wo là uo (uš w), âm gốc của you  iou(išy).

Cách phát âm của các vận mẫu i, e, u, ü, iu, ui, un

– Lỗi sai: Các vận mẫu i, e, u, ü, iu, ui, un khi kết hợp với các thanh mẫu khác nhau thì có âm đọc khác nhau, làm cho người học dễ nhầm lẫn, dẫn đến phát âm sai.

– Giải pháp: Người học cần phải phân chia thành các trường hợp cụ thể như sau:

+i: Có 2 cách đọc. Đọc gần giống ư trong tiếng Việt khi đứng trước nó là các thanh mẫu c, s, z, ch, sh, zh, r; còn lại đều đọc gần giống âm i trong tiếng Việt.

+  u  ü: Khi đứng trước ü là các thanh mẫu j, q, x thì khi viết phiên âm ü bị lược bỏ dấu hai chấm trên đầu, nhưng vẫn giữ nguyên âm đọc, ví dụ: ju, qu, xu. Nhưng khi đứng trước u  ü là các thanh mẫu n, l thì u  ü vẫn giữ nguyên cách viết và giữ nguyên âm đọc, ví dụ: nu, lu, nü, lü

+iu, ui, un: Người học cần biết rằng iu, ui, un  khi viết phiên âm đã bị lược bỏ chữ cái nằm ở giữa, khi phát âm phải căn cứ vào âm gốc của chúng. Âm gốc của iu là iou, âm gốc của ui là uei, âm gốc của un là uen.

+  e: Có 5 cách đọc, làm cho người học vô cùng bối rối khi phát âm. Do vậy, cần phân biệt rõ như sau:

e đọc gần giống âm ơ trong tiếng Việt khi e không mang thanh điệu, ví dụ: le, de, ne, me…. ;

e đọc gần giống âm ưa trong tiếng Việt khi emang thanh điệu, ví dụ: dé, gè, tè,…;

e đọc gần giống âm ê trong tiếng Việt khi e xuất hiện trong các âm tiết ie, ye. Ví dụ: yéye, jiějie, bié, xièxie….;

đọc gần giống âm âtrong tiếng Việt khi e xuất hiện trong các âm ēn, ēng, ei, ví dụ: mén, shén, shēng, lěng, gèng…, 

phía sau e kết hợp với i thành ei, lúc đó ei sẽ đọc gần giống âm ây trong tiếng Việt, ví dụ: mèimei, fēi, gěi,….

  Thanh điệu và âm độ của nó.

– Lỗi sai: Khi đọc người học thường quên âm độ của các thanh điệu nên phát âm chưa đúng thanh điệu.

– Giải pháp: Thanh điệu hay còn gọi là dấu, tiếng Trung có 4 thanh điệu. Người học cần phải vẽ biểu độ âm độ và nhớ âm độ của các thanh như sau: thanh thứ nhất có âm độ là 55, thanh thứ hai có âm độ là 35, thanh thứ ba có âm độ là 214, thanh thứ tư có âm độ là 51.

 Vấn đề về thanh nhẹ

– Lỗi sai: Khi xuất hiện Từ có âm tiết không mang thanh điệu, người đọc không biết đọc thế nào cho đúng âm độ của âm tiết không mang thanh điệu.

– Giải pháp: thanh nhẹ không được xem là một thanh điệu, bởi vì thực chất nó không có thanh điệu. Khi Từ có âm tiết không mang thanh điệu người học cần đọc âm tiết này với âm độ nhẹ và ngắn. Ví dụ: māma, gēge, dìdi, jiějie,….

Biến điệu của thanh điệu.

– Lỗi sai: Khi đọc người học không chú ý đến hình thức biến điệu của thanh ba đi với nhau, thanh thứ tư đi với nhau và sự biến điệu của chữ yī, dẫn đến phát âm sai.

– Giải pháp: Người học cần phân loại ra các trường hợp cụ thể như sau:

+ Thanh ba: Khi hai thanh ba đi với nhau thì thanh ba thứ nhất biến thành thanh thứ hai, ví dụ: nǐhǎo, hěnhǎo, ….; khi ba thanh ba đi với nhau thì hai thanh ba đầu tiên biến thành thanh thứ hai, ví dụ: wǒhěnhǎo, ….

+ Thanh tư: hai thanh tư đi với nhau thì thanh tư thứ nhất đọc nửa thanh, ví dụ:.

+ Chữ  yī: khi đứng sau yī là âm tiết mang thanh thứ tư thì yī đọc thành thanh thứ hai (), ví dụ: yígè, yíhàn,…. ; khi đứng sau  yī là âm tiết mang thanh thứ nhất, thứ hai và thứ ba thì yī đọc thành thanh thứ tư (), ví dụ: yìbān, yìdiǎn,…..

+ Chữ : khi đứng saubù là âm tiết mang thanh thứ tư thì đọc thành thanh thứ hai (), ví dụ: búshì, bùmǎi,…. ; khi đứng saubù là âm tiết mang thanh thứ nhất, thứ hai, thứ ba thì giữ nguyên thanh điệu (), ví dụ: bùhǎo, bùxíng, …..

Một số giải pháp bổ sung

Thực hành thường xuyên tạo phản xạ tốt.

Dù nắm chắc kiến thức nhưng nếu không luyện tập thường xuyên sẽ không giúp ích gì để cải thiện khả năng học nói tiếng Trung của bạn. Vì vậy, để tạo được phản xạ tốt, cần phải thực hành nói thường xuyên.

Phát âm tương đồng âm tiếng Việt.

Để thuận lợi khi phát âm và dễ dàng làm quen với các âm tiết tiếng Trung Quốc, người học cần tìm cho các thanh mẫu và vận mẫu trong tiếng Trung một âm đọc gần giống với âm tiếng Việt để đọc. Ví dụ: d – đọc gần giống t trong tiếng Việt, t – đọc giống th trong tiếng Việt,….

Hạn chế sự ảnh hưởng của âm địa phương và âm vùng miền

Âm địa phương và âm vùng miền luôn là những hạn chế nhất định mỗi khi chúng ta học một ngoại ngữ. Tại các trung tâm tiếng Trung,việc này sẽ được sửa 1 cách tỉ mỉ và cẩn thận cho bạn.

Chúc các bạn chinh phục được ngôn ngữ đẹp này!

Tiengtrung.vn

CS1 :Số 10 – Ngõ 156 Hồng Mai – Bạch Mai – Hà Nội

CS2:Số 25 Ngõ 68 Cầu giấy ( Tầng 4 )

ĐT : 09.8595.8595 – 09. 4400. 4400 – 09.6585.6585

KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG ONLINE :

hoc tieng trung giao tiep online

KHÓA HỌC TIẾNG TRUNG TẠI HÀ NỘI :

hoc tieng trung giao tiep cho nguoi moi bat dau

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *